a2-ChampionSh!p
Hãy đăng kí nick 4rum đi.....!nhớ khai tên thật nhá
p/s : pass cần cả chữ và số
a2-ChampionSh!p
Hãy đăng kí nick 4rum đi.....!nhớ khai tên thật nhá
p/s : pass cần cả chữ và số
a2-ChampionSh!p
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


NeVeR Walk AlOnE
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
[b]
Bài gửiNgười gửiThời gian
Trường Nhật Ngữ Top Globis Khai Giảng Khóa Mới Vào Tháng 06.2012 Văn hóa người Việt MasterMon May 28, 2012 10:33 am
Học tiếng Nhật - Top Globis Văn hóa người Việt MasterMon Sep 26, 2011 3:35 pm
Học tiếng Nhật - Top Globis Văn hóa người Việt MasterMon Aug 22, 2011 1:47 pm
Ảnh mới nè!!!!!! Tổng kết đó...... Văn hóa người Việt MasterSun Jul 31, 2011 12:50 am
Chúc AnDy sinh nhật vui vẻ nhé!!!!! Văn hóa người Việt MasterMon Jul 11, 2011 5:48 pm
a2 forever ^.^~ Văn hóa người Việt MasterMon Jul 11, 2011 5:17 pm
Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại- Top Globis Văn hóa người Việt MasterWed Jul 06, 2011 11:42 am
Kỉ niệm trường xưa [20/11] Văn hóa người Việt MasterFri May 27, 2011 9:38 pm
Đồng 10 xu Văn hóa người Việt MasterMon Jan 10, 2011 9:42 am
hỳhỳ...SlideShow...Tặng..Mb.A2....!!!!!! Văn hóa người Việt MasterWed Dec 29, 2010 10:10 pm
Tớ yêu cả nhà nhìu nhìu Văn hóa người Việt MasterWed Dec 29, 2010 10:06 pm
click....Xem ngay...! Văn hóa người Việt MasterTue Nov 02, 2010 5:59 pm

Share | 

 

 Văn hóa người Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Fri Apr 16, 2010 4:22 pm

h0_l0_101
h0_l0_101

Age : 31
Tổng số bài gửi : 93
Dollar : 183
Đến từ : Bệnh viện
Thanks : 5
Join date : 13/04/2010
Nghề nghiệp : Học sinh
Sở thích : Đi chơi cùng bạ bè, trêu con zai

Bài gửiTiêu đề: Văn hóa người Việt

 
Văn hóa Việt Nam, hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh mà đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) mà đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
Nhưng tuy là ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của một nước ngoài trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh đã vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt.
Có nhiều nhà viết sử cho rằng là trước khi ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Văn hóa Đông Sơn có gốc ở miền bắc Việt Nam (mà cũng đã phát triển mạnh ở những nước khác ở khu Thái Bình Dương) là phần đầu của lịch sử Việt Nam.
Có thể nói chung văn hóa của Việt Nam là một pha trộn đặc biệt giữa nhiều những văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa, văn hóa của người Việt còn chịu sự ảnh hưởng của văn hóa phương tây và có các văn hóa riêng biệt của một bộ phận dân tộc thiểu số tại Việt Nam .
Đất nước



Chùa Thiên Mụ ở Huế, Việt Nam
Văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa miền Bắc rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đố
Tổ chức cộng đồng
Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng. Làng được bao bọc bởi lũy tre làng và có cổng làng, trong làng còn có cây đa, có thể có chùa. Những người đứng đầu làng được mọi người tôn kính, thường là những người già cả, người có tiền. Làng thường có những luật tục. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như không hay của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.
Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người.
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
Vì nền tảng văn hóa là nông nghiệp nên người Việt có quan niệm ứng xử hài hòa với thiên nhiên. Kinh thành Huế được xây dựng theo quan niệm hòa hợp với cảnh quan xung quanh.
Người Việt có hiểu biết lớn về thiên nhiên, đặc biệt là về điều kiện tự nhiên thích hợp cho nông nghiệp. Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên để phát triển nông nghiệp, điển hình là".
Trong bất cứ một môi trường nào, con người đều chịu ảnh hưởng, chi phối bởi điều kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó, con người không thể chống lại nó, cải tạo nó một cách thuần thuc mà phải thích nghi vớ môi trường sống để điều hòa nhịp sống của mình. Với môi trường tự nhiên đắp đê phòng lũ lụt được phản ánh rõ nét trong truyện cổ tích "Sơn Tinh, Thủy Tinh, không chỉ con người Việt Nam, mà hầu như tất cả các cộng đồng dân tộc quốc gia trên thế giới đều phải tìm hiểu, lựa chọn thích nghi để tồn tại. Và quá trình đó đã nảy sinh những yếu tó văn hóa mà ta gọi là " văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên". Và những yếu tố văn hóa đó đã thể hiện rất rõ trong sinh hoạt của con người.
Đó là việc con người đã sử dụng những sản phẩm của tự nhiên như: tre nứa, gỗ lạt, mây tre măng trúc để làm nhà, thức ăn, thức uống khai thác ở sông suối, đánh bắt ở biển để chế biến thức ăn trong bữa ăn. Đặc biệt, có những sản vật nổi tiếng được chế biến từ cá, tôm, canh cua....
Trong kiến trúc nhà cửa: con người đã biết nhắm hướng nhà, hướng đất, tránh hướng gió độc, đón lấy hướng mắt trời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt, trồng trọt.
Một điểm đăc biệt trong kiến trúc nhà cửa, là các kiến trúc đều thuận theo thuật phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thế đất, thế núi, nguồn nước...Điều này thể hiện rất rõ trong kiến trúc kinh thành như thành Thăng Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế...hay trong thuyết tam tài của người dân là : "thiên - địa - nhân".
Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người còn được thể hiện trong cách ăn mặc của người dân. Đó là cách ứng xử mùa nào thức nấy, mùa hè mặc chất liệu vải mát, mùa đông màu áo chất liệu vải giữ nhiệt...
Hay trong kinh nghiệm sản xuất, trị thủy. Dự báo thời tiết, mùa nào thì nên trồng cây nào cho thích hợp... Tuy nhiên, hiện nay, do môi trường cơ chế thị trường, con người đã xâm hại tự nhiên quá lớn, để rồi tự nhận lãnh hậu quả là những trận lũ lụt khủng khiếp, động đất, sóng thần... Vì thế, để được thiên nhiên giúp đỡ, mọi người hãy tự nhận thức sự cần thiết của môi trường tự nhiên, hãy bảo vệ và xây dựng để môi trtường ngày càng tốt đẹp hơn.
[sửa]Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
Người Việt Nam ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ theo các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và của đạo Khổng, trong đó chú trọng việc tu thân dưỡng tính, lấy chữ Nhân làm trọng, kính trên nhường dưới, luôn rèn luyện để có thể cống hiến thật nhiều cho đất nước và chăm lo cho gia đình. Đến thời hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng các quan điểm đạo đức xa xưa lên một tầm cao mới, với các lời căn dặn như: "Trung với nước, hiếu với dân" (ngày xưa là "Trung quân ái quốc").
Người Việt Nam có tinh thần "tôn sư trọng đạo". Người Việt xem cha mẹ có công sinh thành ra mình, còn thầy cô có công dưỡng dục mình nên người: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết chú, mồng ba Tết thầy". Những nghề nghiệp được tôn phong bằng chữ "sư" (thầy) là những nghề nghiệp được người Việt tôn kính: võ sư, thầy thuốc...Việt Nam có Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Việt Nam thời phong kiến "trọng nam khinh nữ", điều này gây nhiều bất hạnh cho người phụ nữ[cần dẫn nguồn]. Phụ nữ phải thực hiện "tam tòng tứ đức". Sau khi lập nước năm 1945, Chính phủ công nhận chính thức quyền bình đẳng nam nữ. Hồ Chí Minh viết tặng chị em phụ nữ 8 chữ vàng "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".và câu danh ngôn "trên bước đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng".
Xã hội

Nông nghiệp
Khoảng 70% người Việt Nam hiện sống tại các vùng nông nghiệp, và mặc dầu nhiều vùng đang bị ảnh hưởng bởi quá trình đô thị hóa và toàn cầu hoá, các phong tục nông nghiệp và các truyền thống hiện vẫn đóng một vai trò mạnh mẽ trong việc hình thành văn hóa Việt Nam. Trên tổng số dân 83.535.576 sẽ có 66.828.460 người sống ở các vùng nông thôn và 16.707.115 người sống ở các vùng đô thị. Trong tương lai không xa nữa, với tốc độ đô thị hóa và hoàn cảnh đất nước hội nhập WTO thì các đô thị mới sẽ mọc lên, vùng nông thôn được thu hẹp lại, kéo theo là đời sống nhân dân tăng cao.
Tổ chức
Nói về các thuật ngữ phản ánh các mức độ tổ chức xã hội, hai đơn vị quan trọng nhất là làng và nước. Người Việt thường nói rằng làng liên quan chặt chẽ với nước. Các đơn vị tổ chức trung gian như huyện và tỉnh có nhiều tầm quan trọng thấp hơn.
[sửa]Trong quá khứ

Quan hệ dòng tộc:
Ở nước Việt Nam nông nghiệp, quan hệ dòng tộc đóng một vai trò quan trọng. Nếu có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Tây coi trọng chủ nghĩa cá nhân, thì cũng có thể nói rằng các nền văn hóa Phương Đông coi trọng những vai trò gia đình và dòng họ. So sánh với văn hóa Phương Tây, văn hóa Trung Quốc đề cao gia đình hơn dòng họ trong khi văn hóa Việt Nam đề cao dòng họ hơn gia đình. Mỗi dòng họ có một trưởng họ, nhà thờ họ và những ngày giỗ họ.
Đa số dân cư có liên hệ với nhau về huyết thống. Sự thực này hiện vẫn còn có thể bắt gặp trong những tên làng ví dụ Đặng Xá (làng của người họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá,... vân vân. Ở Tây Nguyên truyền thống nhiều gia đình thuộc một họ ở chung với nhau trong những ngôi nhà dài hiện vẫn phổ biến. Ở đa số các vùng nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thấy ba tới bốn thế hệ sống dưới cùng mái nhà.
Bởi vì quan hệ dòng tộc đóng vai trò quan trọng trong xã hội nên có một hệ thống quan hệ thứ bậc rất phức tạp. Trong xã hội Việt Nam, có chín kiểu quan hệ họ hàng gần xa riêng biệt (cửu tộc).
Hầu như mọi ngày giỗ và các ngày lễ bên trong một họ đều tuân thủ các nguyên tắc thế hệ. Những người trẻ tuổi có thể có vị trí cao hơn theo cấp bậc triều đình so với người lớn tuổi nhưng vẫn phải tôn trọng người lớn tuổi kia.
Địa lý
Nghề nghiệp
Gia trưởng
Hành chính
[color=darkred][color=darkred]Ở thời hiện đại
Ẩm thực

Cấu trúc chung của bữa ăn của người dân Việt Nam đều có cơm, rau, cá. Theo vùng miền món ăn đặc trưng nhất là cà muối và rau muống, miền bắc do khí hậu lạnh nên các món ăn thường có nhiều mỡ đặc biệt là thịt mỡ.
Miền trung do khí hậu theo mùa, cư dân cũng làm kinh tế đa dạng (trồng lúa nước, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi....) nên các món ăn nó cũng có vị khác với miền bắc. Đó là vi cay, mặn, chát..vv. Tuy nhiên vị cay vẫn là vị đặc trưng của miền trung, món hải sản không thể thiếu trong các bữa ăn.
Miền nam thì các món ăn lại nghiêng về vị ngọt, vùng miền có ẩm thực khác nhau nhưng trong bữa ăn lúc nào cũng có cơm và nước mắm
Trang phục

Áo dài ngũ thân
Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, có những quy định khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kỳ màu gì ngoài đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết rất là tầm thường và đơn sơ, để hợp với số phận trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan trọng hoạc đám cưới...).
Một trong những y phục cổ xưa nhất mà đã được phụ nữ bình dân mặc từ xưa đến đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.
Vào thế kỷ 18, người bình dân ở hết 3 vùng chính Việt Nam đã bắt đầu mặc bộ đồ pijama đơn sơ (có thể có nguồn gốc ở miền nam), được gọi là áo cánh ở miền bắc và Áo bà ba ở miền nam. Khăn trùm đầu của họ là một mảnh vải đơn giản quấn quanh đầu và đồ đi dưới chân chỉ là một đôi guốc. Những dịp trọng đại đàn ông mặc hai thứ đồ truyền thống là áo dài có xẻ hai bên, và một khăn xếp, thường màu đen hay xám và được làm bằng vải bông hay tơ tằm.
Trang phục của cung đình, khác biệt hẳn từ trang phục đơn sơ của nông dân, rất rắc rối và gồm có tới ba chục kiểu áo khác nhau để hợp với mỗi hoàn cảnh và nghi lễ. Chỉ riêng nhà vua được quyền mặc đồ màu vàng, quan lại mặc đồ đỏ hay màu tía. Còn làm rắc rối hơn là mỗi triều đại có thể thích thú hoặc không thích kiểu áo hòang gia của triều đại trước, chính vì vậy thời trang ở trong cung đình nhiều lúc thay đổi với mỗi triều đại.
Trang phục truyền thống Việt Nam mà được quí nhất ngày nay là chiếc "Áo Dài", thường được mặc trong những dịp đặc biệt như cưới hỏi,tang tế v.v. Trang phục này có thể là đã có nguồn gốc từ thế kỷ 18 hoặc ở trong cung đình Huế. Từ lúc đó, Áo dài đã trải qua bao nhiêu sự phát triển, từ bộ áo ngũ thân rất rộng và không bó vào người như Áo dài hiện nay, cho tới bao nhiêu cải tiến khác nhau để hợp với những thay đổi trong thế giới thời trang. Cũng có người cho rằng Áo tứ thân mới là Áo dài đầu tiên, đã được biến thành Áo ngũ thân và cuối cùng mới thành chiếc Áo dài mình có hôm nay.
Áo dài trắng đã trở thành bắt buộc tại nhiều trường cấp ba Việt Nam. Các giáo viên nữ mặc Áo Dài mọi buổi lên lớp. Một số nữ nhân viên văn phòng như tiếp tân, thư ký, hướng dẫn viên du lịch cũng mặc Áo dài khi làm việc. Và theo đánh giá của một tờ báo của Nhật thì dường như chỉ có dáng của người con gái Việt Nam là mặc áo dài đẹp nhất. Vì sự phổ biến của nó, áo dài đã trở thành biểu tượng quốc gia, đại diện cho các giá trị văn hóa Việt Nam.
Trong đời sống hàng ngày, kiểu ăn mặc truyền thống viên nay hiện đã theo phong cách phương tây. Trang phục truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Phụ nữ có thể không mặc váy và cả hai giới hiếm khi mặc các loại quần soóc.
Tôn giáo

Tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam là Tam Giáo đặc trưng bởi sự phức tạp pha trộn tôn giáo ở vùng Đông Á giữa Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo là các tôn giáo ngoại nhập. Ngoài các tôn giáo trên, còn có hai tôn giáo Cao Đài và Hoà Hảo- là các tôn giáo nội sinh.
Các cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo chiếm khoảng 8% và đa số theo Thiên chúa giáo La Mã, nhưng có một thiểu số nhỏ gồm những nhóm Tin Lành mới về sau này. Những nhà thờ Tin lành lớn nhất là Nhà thờ phúc âm Việt Nam và Nhà thờ phúc âm Degar.
Một tập hợp lẫn lộn dòng Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Bashi đã bản địa hóa cũng được thi hành tín ngưỡng phần lớn bên trong dân tộc thiểu số Chàm, nhưng cũng có một số người thiểu số Việt Nam theo Đạo Hồi ở phía tây nam.



Lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam thụt lùi xa phía sau các nước Đông Nam Á khác, từ năm 1991 Hà Nội đã có những cố gắng lớn nhằm nâng cấp hệ thống.
Tất cả các trạm truyền thông ở các tỉnh đã được số hóa, và những hệ thống truyền tín hiệu cáp quang cũng như vi ba đã được mở rộng từ Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh tới tất cả các tỉnh. Mật độ điện thoại đã tăng gấp đôi trên toàn quốc từ 1993 đến 1995, nhưng vẫn còn thấp so với các quốc gia trong vùng.
Việt Nam có hai vệ tinh Intersputnik (Vùng biển Ấn Độ). Tới năm 1999 có 65 MW (AM), 29 SW (sóng ngắn) và 7 FM trạm sóng radio trên toàn quốc. Có 8.2 triệu thiết bị thu sóng radio (1997 ước tính).
Số lượng các đài truyền hình ít nhất là 10 (hơn 13 trạm tiếp sóng) (1998). Có 7 ISPs (Internet Service Provider - trạm cung cấp dịch vụ internet) (2003).
Văn hóa vùng lãnh thổ

Văn hóa vùng thuộc dạng thức văn hóa lãnh thổ, mang tính chất liên văn hóa. Văn hóa vùng (hay văn hoá địa phương) là một thực thể văn hóa, hình thành và tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hóa về cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng; về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội; về các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lí của cư dân..., từ đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hóa của vùng khác. Những đặc trưng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết.
Trên cơ sở những quan niệm lí thuyết nêu trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh đã tiến hành phân vùng văn hóa ở Việt Nam thành 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng như vậy lại có thể phân chia thành các tiểu vùng văn hóa nhỏ hơn, khoảng 23 tiểu vùng.
Vùng đồng bằng Bắc BộTiểu vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang)
Tiểu vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên)
Tiểu vùng Xứ Đoài (Phú Thọ, Sơn Tây, Vĩnh Phúc)
Tiểu vùng Xứ Đông (Hải Dương, Hải Phòng)
Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội
Vùng Việt Bắc
Tiểu vùng Cao - Bắc - Lạng (Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên)
Tiểu vùng Đông Bắc (Quảng Ninh)
Vùng Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ
Tiểu vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên)
Tiểu vùng miền núi Thanh Nghệ (miền núi Thanh Hoá, Nghệ An)
Tiểu vùng Mường Hoà Bình
Vùng Bắc Trung Bộ
Tiểu vùng Xứ Thanh (Thanh Hoá, không kể miền núi)
Tiểu vùng Xứ Nghệ (Nghệ An, Hà Tĩnh, không kể miền núi)
Tiểu vùng Xứ Huế (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên)
Vùng Nam Trung BộTiểu vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi
Tiểu vùng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà
Tiểu vùng Ninh Thuận, Bình ThuậnTiểu vùng Nam Trường Sơn
Vùng Trường Sơn - Tây Nguyên
Tiểuvùng núi Thừa Thiên, Quảng Nam)
Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai)
Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (Đắc Lắc)
Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng, đắk nông)
Vùng Nam BộTiểu vùng đông Nam Bộ (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà)
Tiểu vùng tây Nam Bộ (Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Mỹ Tho, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu)
Tiểu vùng Sài Gòn - Gia Định



Sat Apr 17, 2010 9:54 pm

Admin
Administrator
Admin

Administrator

https://a2-93.forumvi.com
Age : 30
Tổng số bài gửi : 116
Dollar : 348
Đến từ : hú hú, đây là đâu
Thanks : 4
Join date : 15/03/2010
Nghề nghiệp : học sinh
Sở thích : ăn tục - nói phét

Bài gửiTiêu đề: trả lời

 
Smile Smile Smile
Hay!
Nhưng dài quá, lần sau chốt gọn thôi nhá
đọc xong vào viện Shocked



Sat Apr 17, 2010 10:55 pm

h0_l0_101
h0_l0_101

Age : 31
Tổng số bài gửi : 93
Dollar : 183
Đến từ : Bệnh viện
Thanks : 5
Join date : 13/04/2010
Nghề nghiệp : Học sinh
Sở thích : Đi chơi cùng bạ bè, trêu con zai

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa người Việt

 
Văn hóa Việt là phải dài
Cố mà đọc
Cấm kêu




Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hóa người Việt

 



 

Văn hóa người Việt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài